Cậu bé 5 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối
Tiểu Phán năm nay mới 5 tuổi hiện đang sống ở Ninh Ba (TQ). Cách đây hơn 1 tháng cậu bé bắt đầu ho dữ dội. Mẹ Tiểu Phán đã cắt cho cậu vài thang thuốc Bắc để trị ho, nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm, mà ngược lại còn nặng hơn. Rất lo lắng, người mẹ vội vàng đưa con trai đến bệnh viện khám.
Sau khi được bác sĩ thăm khám, chụp CT ngực phát hiện Tiểu Phán có một khối u ở phổi và đã di căn trở thành ung thư giai đoạn cuối. Mẹ của Tiểu Phán sau khi nghe kết quả, đã khóc không ngừng và rất suy sụp.
Tiểu Phan bị ung thư phổi giai đoạn cuối
Tại sao Tiểu Phán còn nhỏ như vậy đã bị ung thư phổi?
Bác sĩ nhìn hình ảnh chụp phổi và hỏi mẹ Tiểu Phán: “Có phải trong gia đình có người hút thuốc không?”, người mẹ vừa khóc vừa nói: “Đúng, đó là bố của đứa trẻ, nhưng từ khi tôi mang bầu đến giờ, tôi không cho anh ấy hút thuốc trong nhà nữa, mỗi lần đều bắt anh ấy ra hành lang hút.”
Sau khi hỏi tỉ bác sĩ mới biết, từ khi Tiểu Phán 3 tuổi, mẹ cậu bé luôn bận rộn công việc, không có nhiều thời gian ở cạnh con nên gần đây thường để con trai cho chồng chăm sóc.
Tuy nhiên, bố Tiểu Phán là người nghiện thuốc lá nặng, mỗi ngày anh ta đều phải hút ít nhất hai hộp. Sau mỗi lần hút thuốc lá lại ôm Tiểu Phán. Dù không trực tiếp hút thuốc trước mặt cậu bé nhưng sau khi hút trên người và quần áo đều lưu lại chất gây ung thư nicotin. Khi tiếp xúc gần gũi với Tiểu Phán sẽ khiến cậu bé tiếp xúc trực tiếp với chất này. Sức đề kháng của trẻ em yếu nên theo thời gian, cậu bé sẽ bị ung thư.
Bố Tiểu Phan hối hận khi biết nguyên nhân do thói quen hút thuốc của mình
Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân ung thư phổi là do xuất hiện đột biến trong DNA của bạn. Cơ thể liên tục trẻ hóa bằng cách phân chia, tái tạo và hình thành tế bào mới.
Khi phải tiếp xúc với các chất độc quá nhiều, cơ thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thải độc và tự hồi phục. Qua thời gian, các tế bào có thể phát triển không bình thường với một tốc độ không thể kiểm soát. Đây là thời điểm ung thư có thể hình thành và phát triển trong cơ thể.
Bên cạnh đó, thuốc lá và khói thuốc lá với hơn 7.000 hóa chất như oxit nitơ và cacbon monoxide cũng là những tác nhân gây ung thư. Thậm chí nếu bạn không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh khi bạn sống với một người hút thuốc. Hít khói thuốc là cũng vô cùng nguy hiểm như hút thuốc vậy.
Trẻ hít phải thuốc lá cũng giống như đang hút thuốc
Do vậy, nếu trẻ em sống chung với một số người hút thuốc lá, hệ thống hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm trùng. Các tác hại khác bao gồm tăng ho, thở khò khè, đờm, tổn thương chức năng phổi và làm chậm phát triển phổi.
Do đó, cha mẹ không chỉ bỏ hút thuốc vì sức khỏe của chính bản thân mình, mà còn cho con cái và gia đình. Bác sĩ cũng khuyên những người thường xuyên hút thuốc thì cố gắng cai thuốc lá, để bảo đảm sức khỏe và bên cạnh đó bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây.
1, Bổ sung thêm selen
Ở những người hút thuốc, lượng selen trong máu của cơ thể sẽ giảm, và selen là một nguyên tố vi lượng để ngăn ngừa ung thư. Nếu cơ thể thiếu selen, tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng những người hút thuốc thường xuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu selen như mè, mạch nha, tỏi, trứng, men bia, gan và thận động vật.
2, Bổ sung vitamin
Hút thuốc lâu dài có thể gây tiêu thụ nhanh chóng các chất chống oxy hóa và vitamin dự trữ trong cơ thể, và các chất oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên. Nếu bạn không kịp thời bổ sung vitamin, nó sẽ gây ra gốc tự do.
Ăn bổ sung vitamin
Những người hút thuốc nên chú ý bổ sung các vitamin chống oxy hóa, chẳng hạn như carotene, vitamin C, vitamin E,… Đặc biệt là vitamin C, bởi vì vitamin C là một vitamin tan trong nước, nó có hiệu quả có thể ngăn ngừa các gốc tự do, đồng thời còn làm giảm kích thích của thuốc lá đối với người hút.
Chế độ ăn uống hàng ngày của những người hút thuốc, có thể ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ăn ít thịt hơn. Đồng thờ cũng có thể được bổ sung với vitamin B, canxi và magiê, có thể giúp giảm căng thẳng.
3, Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol
Hút thuốc làm tăng lượng cholesterol và chất béo lắng đọng trong các mạch máu, và giảm cung cấp máu cho não, có xu hướng gây teo não và đẩy nhanh sự lão hóa của não.
Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol
Do đó, để tránh tích tụ cholesterol và chất béo trong cơ thể, tốt nhất là ăn ít thịt mỡ, ăn nhiều thực phẩm có thể giảm hoặc ức chế tổng hợp cholesterol như thịt bò, cá, sản phẩm đậu nành và thực phẩm giàu chất xơ.
4, Ăn nhiều thực phẩm kiềm
Thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe
Thành phần nicotin của thuốc lá rất có hại cho cơ thể con người. Ăn nhiều thực phẩm kiềm như trái cây, rau và đậu nành, có thể làm giảm việc hấp thu nicotine. Đồng thời, các loại thực phẩm kiềm cũng có thể kích thích sự bài tiết acid dạ dày, làm tăng sự vận động của dạ dày, và tránh các triệu chứng như khó tiêu và đầy hơi.
Hà Vũ (dịch theo Sina)
" alt=""/>Bé 5 tuổi bị ung thư phổi, do thói quen hút thuốc lá từ người bốDự kiến, trong quý II/2024, Trung tâm thông tin Bộ TT&TT sẽ chủ trì việc liên thông dữ liệu ngành do Bộ TT&TT quản lý đến các Sở TT&TT, cho phép khai thác, sử dụng và cập nhật. Đồng thời, kết nối hệ thống thông tin xử lý thủ tục hành chính của Bộ TT&TT với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp; phân tích, đánh giá mức độ phát triển dữ liệu của Bộ TT&TT.
Đáng chú ý, tại kế hoạch hành động Năm dữ liệu quốc gia và phát triển dữ liệu mở của Bộ TT&TT năm 2023, Bộ TT&TT cũng đã công bố các loại dữ liệu mở sẽ được tập trung xây dựng, mở và cập nhật trong thời gian tới ở các lĩnh vực: Bưu chính; Báo chí, phát thanh, truyền hình; CNTT, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng; Viễn thông, tần số; Xuất bản, in và phát hành; Kinh tế số và xã hội số.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2023, nhằm triển khai một cách hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã ra quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia” của Bộ TT&TT.
Có chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, các nhiệm vụ trong kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu quốc gia” được xác định tập trung vào 4 nhóm nội dung chủ yếu, bao gồm: Phát triển dữ liệu mở; Phát triển cơ sở dữ liệu; Phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Vị chuyên gia người Anh cũng khuyên những người đang mệt mỏi nên uống một ngụm cà phê trước khi chìm vào giấc ngủ trưa. Mẹo nhỏ này nghe có vẻ lạ lùng khi caffeine trong cà phê được cho có tác dụng khiến bạn tỉnh táo.
Chuyên gia Wilson giải thích: "Caffeine mất khoảng 30 phút để chuyển hóa. Khi thức dậy, bạn có thể nhận được lợi ích kép là khỏe khoắn sau giấc ngủ trưa và tỉnh táo nhờ caffeine. Điều quan trọng cần lưu ý là giữa mọi người có sự khác biệt nhất định. Vì vậy uống cà phê trước khi ngủ có tác dụng đối với một số, trong khi không dành cho những người khác”.
Cũng như vậy, ngủ trưa không dành cho tất cả mọi người và không thực sự tốt nếu ảnh hưởng đến cân bằng giấc ngủ. Khi ngủ quá nhiều vào ban ngày, bạn có thể mất ngủ vào ban đêm, gây mệt mỏi cho ngày hôm sau.
Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia Wilson giúp bạn có môi trường ngủ trưa tốt nhất:
Cân nhắc vị trí: Việc ngủ nướng trên giường có thể khiến bạn khó thức dậy hơn khi chuông báo thức kêu và một giấc ngủ ngắn dự định 30 phút dễ dàng kéo dài thành vài giờ. Thay vào đó, hãy chọn nơi khác mà bạn thấy thư giãn, sử dụng bịt mắt và nút bịt tai nếu cần thiết.
Ưu tiên thời gian: Chuyên gia cảnh báo ngủ trưa sau 14h có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Bạn nên đặt báo thức trong 30 phút, vì có thể mất 10-15 phút để chìm vào giấc ngủ và sau đó bạn sẽ ngủ trưa khoảng 15 phút.
Lịch trình nhất quán: Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc ngủ trưa nếu thực hiện điều đó thường xuyên vào cùng một thời điểm, đặc biệt nếu không ngủ trưa sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi.